Brand Awareness là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông Marketing. Thế nhưng, để hiểu đúng Brand Awareness là gì, cách phát triển nhận diện thương hiệu trên nhiều nền tảng ra sao thì không phải ai cũng biết. Đây chính là lý do team PostLab chúng mình chia sẻ đến các bạn những kiến thức về Brand Awareness thông qua bài viết dưới đây.
- Brand Awareness là gì?
- Vì sao doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng Brand Awareness?
- Các kênh phát triển Brand Awareness cho mỗi doanh nghiệp
Brand Awareness là gì?
Brand Awareness có nghĩa tiếng Việt là nhận diện thương hiệu với mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng trước sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
Nhận thức thương hiệu không nhất thiết khách hàng phải có khả năng nhớ đến một sản phẩm của một thương hiệu cụ thể, mà chỉ đơn giản là cảm giác thân quen, gợi nhớ trong tâm trí khách hàng. Nếu thương hiệu của bạn thực hiện tốt bộ nhận diện thương hiệu, khi khách hàng vô tình bắt gặp, họ sẽ nhanh chóng nhận ra và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn so với các thương hiệu xa lạ khác.
Những sản phẩm có mức độ nhận dạng thương hiệu rộng khắp thường được gắn với danh hiệu “hot trending” có giá trị thúc đẩy hoạt động Marketing, quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm, nhất là trong thời kỳ đầu doanh nghiệp chưa được nhiều khách hàng biết đến.
Lấy một ví dụ đơn giản về Brand Awareness trong trường hợp nếu bạn muốn giải khát bằng nước uống tinh khiết trong lúc tập thể thao, bạn sẽ nghĩ ngay đến Lavie hoặc Aquafina. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều nhãn hàng nước uống đóng chai nhưng trong tâm trí bạn chỉ nghĩ đến 2 thương hiệu trên. Như vậy, có thể khẳng định, Lavie và Aquafina đã xây dựng thành công Brand Awareness.
Vì sao doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng Brand Awareness?
Brand Awareness ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp trong việc nhận dạng thương hiệu, quảng cáo các sản phẩm/ dịch vụ đến gần hơn với khách hàng để từ đó tạo nên sự uy tín, tin tưởng và danh tiếng cho doanh nghiệp. Mức độ nhận biết thương hiệu càng cao, doanh nghiệp của bạn sẽ càng có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng Brand Awareness vì 3 lý do sau đây:
Tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng
Thị trường hiện nay có vô số thương hiệu khác nhau cùng kinh doanh một mặt hàng nhất định, đặc biệt vấn đề hàng giả, hàng nhái tràn lan trở nên khó kiểm soát. Đứng trước tình trạng này, khách hàng ngày càng mất niềm tin vào doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng Brand Awareness - nhận diện thương hiệu để tạo sự tin tưởng của khách hàng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Nếu khách hàng nhớ đến sự tồn tại của một thương hiệu nào đó, họ sẽ bắt đầu tìm hiểu, khảo sát để mua hàng khi có nhu cầu. Một khi khách hàng đã tin tưởng thương hiệu của bạn, họ sẵn sàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ đó trước vô vàn những sản phẩm khác. Vì họ tin rằng, thương hiệu của bạn uy tín, được nhiều người biết đến, lúc này doanh nghiệp đã thành công bước đầu trong việc xây dựng Brand Awareness.
Nâng cao giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu hình thành dựa trên những trải nghiệm, đánh giá và mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng. Brand Awareness mang tính tích cực và hình thành ở mức độ cao đồng nghĩa với việc giá trị thương hiệu được nâng cao.
Baemin - Một trong những thương hiệu ở Việt Nam đã xây dựng Brand Awareness với mục đích nâng cao giá trị thương hiệu. Trong suốt quá trình hoạt động, Baemin đẩy mạnh phát triển thông qua kênh Social Media bằng việc xây dựng Content Marketing nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Cho đến nay, dịch vụ giao đồ ăn Baemin được mọi khách hàng tin dùng, thúc đẩy giá cổ phiếu của doanh nghiệp liên tục tăng đồng thời tạo cơ hội để Baemin ngày càng mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần.
Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Yếu tố cuối cùng cần thiết trong việc xây dựng Brand Awareness là khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh số. Minh chứng trong lĩnh vực thương mại điện tử - Shopee đã thành công trong việc nhận diện thương hiệu với giao diện dễ sử dụng đi kèm các chương trình khuyến mãi hấp dẫn thu hút sự tham gia của nhiều khách hàng góp phần gia tăng tỷ lệ mua hàng hiệu quả. Qua cách thức xây dựng Brand Awareness này, theo thống kê mới nhất, doanh thu của Shopee vượt mặt các đối thủ tầm cỡ Lazada và Tiki.
Các kênh phát triển Brand Awareness cho mỗi doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược Content Marketing trên Social Media
Social Media như một bức tranh tổng quát thể hiện sản phẩm/ dịch vụ, khả năng nhận dạng thương hiệu giúp doanh nghiệp trở nên sống động hơn trong mắt khách hàng. Hiểu được tầm quan trọng này, việc triển khai Content Marketing trên Social Media là một cách làm thú vị để phủ rộng mức độ nhận biết cho doanh nghiệp.
Không thể phủ nhận sự thành công của Content Marketing mang lại cho các brand, điển hình trong số đó, phải kể đến Durex Vietnam. Với sự dí dỏm của mình, Durex chưa bao giờ làm khách hàng thất vọng về những Content được đăng tải, tuy có phần nhạy cảm nhưng khiến khách hàng thích thú và quan trọng xây dựng Brand Awareness hiệu quả.
Để tăng mức độ nhận biết thương hiệu, Content Marketer cần lập kế hoạch đăng bài thường xuyên nhằm tạo được sự đồng điệu, nhất quán để khách hàng biết đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn.
PostLab là phần mềm tạo hệ thống bài Content và tự động cập nhật trên Social Media (Facebook, Instagram) hữu ích nhất dành cho bạn. Với tính năng chính là lên lịch, hẹn giờ đăng bài vào album, chỉnh sửa trực tiếp hình ảnh, bạn có thể sử dụng PostLab để quản lý nhiều Fanpage ở cùng một nơi mà không tốn quá nhiều thời gian như trước đây.
Khi quản lý nhiều Fanpage Facebook và tài khoản Instagram cùng lúc, bạn không nên bỏ qua tài sản quý giá là những bài viết từng đăng tải có tương tác cao. Tính năng PostLab Import cho phép bạn tìm lại những bài đăng "hot" nhất ở quá khứ và tái sử dụng lại một lần nữa. Sau một khoảng thời gian bị lãng quên, những bài viết này sẽ trở nên mới mẻ hơn đồng thời là "cứu tinh" mỗi khi bạn bí ý tưởng đăng bài mới.
Thay vì sử dụng công cụ đăng bài tự động trên Facebook gặp nhiều bất cập, bạn nên trải nghiệm PostLab để hỗ trợ xây dựng Brand Awareness dễ dàng hơn. Ngoài khả năng lên lịch đăng bài, PostLab còn giúp bạn đa dạng chủ đề bài viết, sắp xếp thông tin chuyên nghiệp, theo dõi lượt tương tác qua các báo cáo minh bạch,... Đăng ký trải nghiệm miễn phí PostLab ngay hôm nay, bạn nhé!
Tận dụng quảng cáo trên Facebook, Google
Một kênh khác để gia tăng mức độ nhận dạng thương hiệu là sử dụng quảng cáo trên Facebook, Google hiệu quả. Phương thức này giúp bạn tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng đồng thời lan tỏa nội dung cần truyền đạt nhanh chóng bằng hình thức trả phí.
Quảng cáo trên Facebook, Google sẽ luôn đảm bảo rằng mẫu quảng cáo của bạn được phân bổ đều đặn và hiển thị hợp lý trong khoảng thời gian nhất định. Quan trọng hơn, bạn còn có khả năng kiểm soát bài quảng cáo xuất hiện ở những đâu, thời gian nào thông qua các báo cáo cập nhật chuẩn xác từ hệ thống nhằm hỗ trợ tốt việc phát triển Brand Awareness.
Sử dụng biển quảng cáo - banner ngoài trời
Đây được xem là giải pháp nhận diện thương hiệu cực kỳ hiệu quả cho doanh nghiệp. Những tấm bảng biển quảng cáo - banner ngoài trời có hiệu suất hiển thị tối đa 24/7, và không bao giờ “tắt”, bất kể là ngày hay đêm, riêng vào ban đêm có hệ thống đèn led sẽ soi sáng để bảng quảng cáo của bạn luôn nổi bật.
Tháng 6/2022 vừa qua, Baemin sử dụng biển quảng cáo để kỷ niệm cột mốc đón sinh nhật ở tuổi thứ 3. Điểm đặt biệt ở biển quảng cáo lần này của Baemin là muốn gởi gắm thông điệp "Cảm ơn bạn 3 năm qua đã dành vài giây xem quảng cáo Baemin mỗi lần dừng đèn đỏ - Team Marketing Baemin". Một lần nữa, Baemin đã xây dựng Brand Awareness hiệu quả bằng chiêu thức rất đỗi gần gũi nhưng chạm vào trái tim của mỗi khách hàng.
Tài trợ cho các sự kiện lớn, chương trình vì động cồng
Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh nên tiếp cận với những sự kiện, hội chợ, chương trình vì động cồng để cơ hội quảng bá hình ảnh thương hiệu cho hàng trăm, hàng nghìn người tham gia.
Mục đích cơ bản của tài trợ là gợi lên những mối tương quan tích cực giữa sự kiện (thể thao, nghệ thuật, từ thiện) và thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách hiển thị logo của doanh nghiệp tại các sự kiện hoặc địa điểm và các phương tiện truyền thông quảng bá sự kiện đó.
Vậy là biết viết trên đã phân tích cụ thể về cách thức phát triển Brand Awareness trên nhiều nền tảng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc nâng cao bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Chúc doanh nghiệp của bạn sẽ có phát triển vững mạnh ở hiện tại và trong tương lai bằng con đường nhận dạng thương hiệu này.