Content Pillar là một khái niệm đã quá quen thuộc trong việc phát triển nội dung website. Nhưng trong social media marketing, nó vẫn là khái niệm còn khá xa lạ. Một khi biết tận dụng, Content Pillar có thể giúp thương hiệu tạo dấu ấn mạnh mẽ, tăng mạnh lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội. Hãy cùng khám phá cách áp dụng Content Pillar vào chiến lược social media của bạn.

  1. Content Pillar là gì?
  2. Lợi ích của Content Pillar trong chiến lược social media marketing
  3. Các loại Content Pillar phổ biến để phát triển cho social media
  4. Cách triển khai Content Pillar trên các kênh truyền thông mạng xã hội
  5. Công cụ triển khai Content Pillar lên social media

Content Pillar là gì?

Content Pillar còn thường được gọi là "trụ cột nội dung". Content Pillar là những tuyến nội dung chính mà thương hiệu thường xuyên khai thác trên các kênh truyền thông xã hội hoặc website.

Ứng dụng phổ biến của Content Pillar

Content Pillar được ứng dụng mạnh mẽ trong việc phát triển nội dung cho website. Một website thường triển khai nhiều pillar cùng một lúc (thường là nhiều hơn 10 chủ đề), với cấu trúc rõ ràng, nhằm tăng độ phủ và tối ưu SEO. Xây dựng Content Pillar cho website là chiến lược dài hạn. Và nội dung được cập nhật đều đặn, xuyên suốt cho tất cả pillar.

Ngoài ra, Content Pillar còn là chiến lược nội dung hiệu quả cho social media. Không giống như khi triển khai cho website, Content Pillar cho các kênh truyền thông xã hội chỉ tập trung vào 3-4 tuyến nội dung tại một thời điểm. Và được triển khai trong khoảng thời gian trung hạn (3 tháng). Sau đó, thương hiệu thường thay đổi chiến lược để làm mới và giữ fanpage luôn hấp dẫn.

Organica Vietnam áp dụng Content Pillar trong chiến lược nội dung
Ví dụ cách Organica Vietnam áp dụng Content Pillar trong chiến lược nội dung

Lợi ích của Content Pillar trong chiến lược social media marketing

Lợi ích của Content Pillar cho nội dung website là tăng hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Khi áp dụng vào chiến lược social media marketing, Content Pillar giúp thương hiệu truyền tải thông điệp sâu sắc hơn, xây dựng mối quan hệ lâu bền hơn với khán giả.

  1. Khuếch đại thông điệp hiệu quả. Content Pillar khuyến khích đội ngũ đào sâu vấn đề hơn. Các thông điệp quan trọng sẽ được lặp lại trên các kênh truyền thông, dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Từ đó, khán giả hiểu sâu hơn, nhớ nhiều hơn về thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.
  2. Chạm tới khán giả mục tiêu. Sau khi "bắt sóng" đúng nhu cầu, Content Pillar giúp thương hiệu thường xuyên chia sẻ điều mà khán giả muốn nghe, từ đó tăng tương tác và xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng.
  3. Khung định hướng cho team content. Với các pillar đã định sẵn, team content có thể tập trung vào khai thác chúng theo nhiều góc độ khác nhau, đem lại hiệu quả tối ưu. Tránh trường hợp nội dung quá lan man, lạc hướng, hoặc bị bí ý tưởng.
  4. Dễ dàng đánh giá hiệu quả. Theo dõi phản hồi của người theo dõi. Đo lường các chỉ số như lượt tương tác, lượt xem theo từng chủ đề. Từ đó, team content có cơ sở để điều chỉnh và cải thiện chiến lược, giúp nội dung ngày càng chất lượng hơn.

Các loại Content Pillar phổ biến cho social media

Content Pillar cho social media rất cần được thay đổi theo thời gian. Vừa để làm mới nội dung trên các kênh truyền thông, vừa để phản ánh chiến lược content mới nhất của thương hiệu. Vì thế, việc nắm bắt vài mô hình Content Pillar khác nhau sẽ giúp bạn linh hoạt áp dụng vào chiến lược social media marketing của mình.

Ý tưởng Content Pillar mẫu cho 10 nhóm thương hiệu
Tham khảo ý tưởng Content Pillar cho các nhóm ngành khác nhau, cùng với những case study của các thương hiệu Việt Nam quen thuộc.
Content pillar mẫu theo định vị thương hiệu. Case study từ Cocoon Vietnam
Content pillar mẫu theo định vị thương hiệu. Case study từ Cocoon Vietnam
  1. Content Pillar theo chủ đề nội dung. Xây dựng nội dung tập trung vào các chủ đề chính xoay quanh thương hiệu. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các chủ đề cốt lõi, nội dung có thể trở nên nhạt nhòa và thiếu sự khác biệt so với đối thủ.
  2. Content Pillar theo định vị thương hiệu. Content Pillar theo định vị thương hiệu (brand proposition) thường phản ánh các giá trị cốt lõi. Là những yếu tố giúp nội dung nổi bật hơn trong mắt khán giả.
  3. Content Pillar theo mục tiêu của thương hiệu. Định hướng chiến lược nội dung marketing dựa trên các mục tiêu cụ thể mà thương hiệu đặt ra. Mỗi mục tiêu sẽ tương ứng với một Content Pillar, giúp tối ưu hóa lịch xuất bản nội dung để đạt được hiệu quả tối đa.
  4. Content Pillar theo hành trình khách hàng. Là một cách phát triển nội dung phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong quá trình mua hàng. Mỗi giai đoạn đòi hỏi một loại nội dung riêng, giúp thương hiệu kết nối và dẫn dắt khách hàng đi từ nhận thức đến hành động mua hàng.
  5. Content Pillar theo trình độ chuyên môn. Cách tiếp cận dựa trên cấp độ kiến thức, kỹ năng sử dụng sản phẩm của khách hàng. Phương pháp này giúp thương hiệu cung cấp nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng, từ đó xây dựng lòng tin và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  6. Content Pillar theo khán giả mục tiêu. Khi quyết định mua hàng có thể bị phân tán giữa nhiều khán giả khác nhau, việc xây dựng Content Pillar dành riêng cho mỗi nhóm khán giả giúp tối đa hoá ảnh hưởng và gia tăng cơ hội chuyển đổi.
5 mô hình Content Pillar cho chiến lược nội dung marketing
5 mô hình Content Pillar sáng tạo: Mục tiêu thương hiệu, hành trình khách hàng, cấp độ chuyên môn, và các loại đối tượng mục tiêu khác nhau.

Cách triển khai Content Pillar trên các kênh truyền thông mạng xã hội

Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất từ Content Pillar, thương hiệu cần xây dựng một quy trình rõ ràng. Dưới đây là 5 bước giúp team content triển khai chiến lược nội dung dựa trên Content Pillar:

  1. Chọn 3-5 content pillar chủ đạo. Xác định rõ các chủ đề chính, cũng như vai trò của từng content pillar trong việc đạt được mục tiêu truyền thông, chiến lược nội dung tổng thể.
  2. Quyết định tỉ lệ phân bổ Content Pillar. Quyết định các content pillar chính - phụ, từ đó đặt mục tiêu số lượng bài đăng cho từng pillar theo mỗi tuần hoặc tháng.
  3. Lên ý tưởng content angle, và sáng tạo nội dung cho từng pillar. Khai thác content pillar dưới nhiều góc nhìn đa dạng, khác nhau. Vừa tạo sự đa dạng trong từng content pillar, vừa tạo tuyến nội dung thống nhất.
  4. Sắp xếp lịch đăng bài vào content plan. Đảm bảo nội dung được phân bổ vào lịch content đều đặn, theo tỉ lệ đã quyết định. Tránh tình trạng dồn quá nhiều bài vào một lúc, hoặc có khoảng trống dài không có bài mới.
  5. Theo dõi và cải thiện. Thường xuyên theo dõi hiệu quả của các bài đăng dựa trên chỉ số tương tác, phản hồi từ khán giả, và các KPI đã đặt ra. Từ đó, đánh giá và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết để tối ưu hóa kết quả.
Content plan là gì? Mẫu content plan kế hoạch nội dung theo content pillar

Công cụ triển khai Content Pillar cho social media

PostLab là công cụ giúp bạn quản lý nội dung theo chủ đề. Với mỗi chủ đề có thể được sắp xếp tương ứng với từng Content Pillar. Lên kế hoạch đăng bài tự động hàng tuần cho từng chủ đề, và để PostLab tự động cập nhật fanpage cho bạn!

PostLab là công cụ giúp triển khai chiến lược nội dung theo Content Pillar

Lời kết

Content Pillar là nền tảng giúp thương hiệu xây dựng chiến lược nội dung bền vững. Nó còn tạo không gian cho sự sáng tạo trên các kênh social. Linh hoạt áp dụng các chủ đề chính sẽ giữ cho nội dung luôn mới mẻ và hấp dẫn. Hãy liên tục thử nghiệm và điều chỉnh chiến lược. Đó là cách tốt nhất để mang lại kết quả tối ưu cho thương hiệu của bạn.

8 kiến thức social media marketing căn bản
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, việc nắm bắt và ứng dụng hiệu quả các kiến thức social media marketing là tiền đề cho sự thành công của bất kỳ chiến lược nào.
Thời gian đăng bài tốt nhất Facebook cho 10 ngành nghề
Để tối đa hóa tương tác và hiệu quả trên Facebook, việc đăng bài vào thời gian tốt nhất là yếu tố không thể bỏ qua.
SEO Facebook - Cách SEO Fanpage hiệu quả nhất hiện nay
SEO Facebook giúp trang bán hàng của bạn đạt TOP đầu tiên trên Search Engine của Facebook khi khách hàng tìm kiếm từ khóa sản phẩm liên quan đến ngành hàng bạn đang kinh doanh trên trang page.