Sử dụng Content Pillar, hay còn gọi là Chủ đề content, cho mạng xã hội là một cách tuyệt vời để luôn có tổ chức, nhất quán và tạo ra nội dung chất lượng cao mà khán giả của bạn sẽ yêu thích. Nếu bạn chưa biết Content Pillar là gì, và cách để lên ý tưởng cho những Content Pillar đầu tiên cho thương hiệu, bạn có thể tham khảo thêm bài viết bên dưới.

Content Pillars: Khung xương của chiến lược social media
Sử dụng Content Pillar cho mạng xã hội là một cách tuyệt vời để luôn có tổ chức, nhất quán và tạo ra nội dung chất lượng cao mà khán giả của bạn sẽ yêu thích.
Content strategy là gì?
Content strategy là quá trình chuyển đổi các mục tiêu kinh doanh thành một kế hoạch, sử dụng content làm phương tiện để đạt được mục tiêu đó.

Trong bài viết này, cùng team PostLab chúng mình tham khảo ý tưởng Content Pillar cho các ngành nghề khác nhau nhé. Với mỗi ngành, chúng mình cũng sẽ cùng xem qua các case study từ những thương hiệu Việt Nam quen thuộc.

  1. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
  2. Xây dựng thương hiệu cho dịch vụ
  3. Xây dựng thương hiệu cá nhân
  4. Cách xây dựng social media dựa trên content pillar
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Sản phẩm handmade

Trong những năm trở lại đây, các sản phẩm handmade đang dần được "lên ngôi". Nếu thương hiệu của bạn kinh doanh những sản phẩm handmade (hoặc nghĩ một cách bao quát hơn, những sản phẩm được thiết kế local chẳng hạn), bạn sẽ có rất nhiều tư liệu quý báu để sản xuất content. Bạn có thể chia content của mình thành các Chủ đề content sau:

  • Quá trình sản xuất sản phẩm. Loại content này không cần quá phức tạp. Nhưng nó là loại content rất thu hút khán giả. Bạn có thể đơn giản quay video quá trình bạn tạo ra sản phẩm, hoặc chi tiết kĩ thuật để giúp khán giả trân trọng sản phẩm hơn.
  • Về những con người. Điểm khác biệt nhất của sản phẩm handmade so với sản phẩm được làm hàng loạt, đó là con người. Vậy thì tại sao bạn không làm nổi bật điều này hơn?
  • Lịch sử ngành nghề. Ngành của bạn có lịch sử truyền thống lâu đời không? Nhiều khả năng là có. Hãy chia sẻ những hiểu biết của bạn. Điều này cũng giúp khán giả nhận ra giá trị của những sản phẩm được làm bằng tay đấy.
  • Quảng cáo sản phẩm. Hiển nhiên rồi! Hãy sáng tạo trong cách bạn truyền tải sản phẩm đến với khán giả. Nên nhớ, người dùng rất ghét quảng cáo. Vì vậy, bạn cần phải "hô biến" content của mình để càng ít giống quảng cáo càng tốt.

Thương hiệu tham khảo

Bài viết ở trên là một ví dụ cho chủ đề Lịch sử ngành nghề. Bạn dễ dàng nhận ra những chủ đề trên trong những bài đăng của Kilomet109.

Sản phẩm hữu cơ

Khi kinh doanh những sản phẩm hữu cơ, bạn cũng sẽ có rất nhiều tư liệu cho content của mình. Đặc biệt khi bạn chính là người tạo ra những sản phẩm đó!

  • Quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Bạn cần đi sâu vào những kĩ thuật khiến sản phẩm của bạn là sản phẩm hữu cơ. Càng chi tiết, khán giả sẽ càng trân trọng sản phẩm bạn tạo ra.
  • Lịch sử hình thành. Chia sẻ về những ngày đầu bạn bắt đầu doanh nghiệp. Điều gì khiến bạn chọn con đường này? Những khó khăn bạn gặp phải là gì? Bạn đã vượt qua nó như thế nào?
  • Quảng bá sản phẩm. Bạn có thể lồng ghép vào feedback của khách hàng để giúp tạo niềm tin vào thương hiệu.

Thương hiệu tham khảo

Daissy Whole Foods chia sẻ rất nhiều về sự khác biệt giữa sữa bò hữu cơ được nuôi hoàn toàn từ cỏ và sữa bò bình thường. Điều này chính là thứ khiến họ trở nên khác biệt, ngay cả với những trang trại bò sữa khác.

Sản phẩm nguyên vật liệu

Sản phẩm nguyên liệu là những sản phẩm sẽ tiếp tục được chế biến và ứng dụng sau khi được mua. Một số ví dụ cho loại sản phẩm này là vải vóc, đất sét, nguyên vật liệu làm bánh, v.v. Một số Chủ đề content bạn có thể tham khảo:

  • Ứng dụng. Gợi ý cho khách hàng họ có thể làm được những gì sau khi mua sản phẩm nguyên liệu của bạn. Điều này giúp họ dễ dàng hình dung được sản phẩm cuối cùng, và thúc đẩy động lực mua hàng.
  • Hướng dẫn. Song song đó, hãy truyền tải một số content giúp khách hàng sử dụng nguyên vật liệu của bạn. Đừng bắt họ phải đi tìm nội dung này!
  • Feedback của khách hàng. Quan trọng không kém! Đặc biệt là những hình ảnh của sản phẩm cuối trong cuộc sống hàng ngày.
  • Quảng cáo sản phẩm. Đôi lúc, bạn sẽ dễ quên mất việc nói về sản phẩm của mình. Đừng khiến khán giả của bạn phải suy nghĩ bạn đang bán những gì.

Thương hiệu tham khảo

Crabit Craft đăng content rất đa dạng, thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Điều này giúp khán giả của họ luôn cảm thấy thích thú và hữu ích.

Sản phẩm gia dụng hoặc nội ngoại thất

Đây là loại sản phẩm mà bạn có thể tận dụng social media để giúp quá trình mua hàng của khán giả trở nên dễ dàng hơn. Tại sao? Cùng xem qua những chủ đề content bên dưới nhé.

  • Chi tiết sản phẩm. Khi xem hàng online, việc cảm nhận các chất liệu cũng như hình dung về kích thước sản phẩm là điều rất khó khăn. Do đó, hãy dùng phần nhiều thời gian của bạn giúp khán giả "cảm" được điều này. Cung cấp các số đo, chi tiết vật liệu, và thậm chí là so sánh tương quan 1:1 với những đồ dùng thông dụng khác.
  • Hình ảnh thực tế. Bạn đang quảng bá sản phẩm ghế sofa? Tại sao không chia sẻ những hình ảnh chiếc ghế sofa này trong đời sống thường ngày? Thậm chí, chiếc sofa có thể cũng nhìn khác đi dưới ánh sáng đèn so với ánh sáng ban ngày đấy!
  • Hình ảnh sử dụng của khách hàng. Tương tự như chia sẻ feedback khách hàng, bạn nên chia sẻ hình ảnh những món đồ nội ngoại thất trong chính ngôi nhà của những người đã mua hàng. Điều này giúp tạo thiện cảm cho những khách hàng tiềm năng khác.

Thương hiệu tham khảo

Khi bạn mới lướt trang của HAY decor, bạn sẽ nghĩ rằng thương hiệu này chỉ đăng những hình ảnh về sản phẩm. Chẳng qua là HAY decor đăng bài với tần suất khá nhiều trong một tuần! Họ vẫn đăng những content giúp khán giả hiểu thêm một chút về quá trình thiết kế, tạo ra sản phẩm, cũng như là một số dịch vụ thiết kế mà họ cũng cấp.

Sản phẩm phần mềm

Đúng vậy! Phần mềm của bạn cũng là một sản phẩm cần được quảng bá. Xây dựng thương hiệu cho phần mềm trên social media sẽ giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng, và chuyển đổi họ thành khách hàng trả tiền. Bằng cách nào ư? Bạn có thể tham khảo những chủ đề content bên dưới

  • Hướng dẫn sử dụng. Dù phần mềm hoặc giải pháp của bạn có dễ sử dụng đến đâu, content hướng dẫn sử dụng luôn hữu ích với người dùng. Sáng tạo trước những loại content này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi trả lời và hỗ trợ khách hàng.
  • Những case study thành công. Hãy chia sẻ những khách hàng thành công sau khi sử dụng phần mềm của bạn. Điều này giúp thuyết phục những khách hàng tiềm năng rằng phần mềm của bạn là giải pháp cho những khó khăn họ đang gặp phải.
  • Kiến thức cần biết trong ngành. Hãy cố gắng trở nên thật sự hữu ích và là nguồn tài nguyên đáng tin cậy cho khách hàng của bạn. Cung cấp những thông tin họ chưa biết, những mẹo vặt giúp công việc của họ trở nên dễ dàng hơn. Thông qua đó, khán giả và khách hàng tiềm năng sẽ càng tin tưởng thương hiệu của bạn hơn.
  • Frequently asked questions (Hỏi và đáp). Tương tự như chủ đề Hướng dẫn sử dụng, nhưng bạn tập trung vào những câu hỏi thường gặp nhất. Điều này giúp khách hàng tiềm năng tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm giải pháp phù hợp với họ.

Tất cả những chủ đề content này đều có thể là nguồn tư liệu Evergreen Content hoàn hảo. Khi sử dụng đúng cách, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và giúp việc tìm kiếm thông tin của khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

Thương hiệu tham khảo

Ocha là một giải pháp bao gồm cả phần mềm và thiết bị cho các nhà hàng, quán cà phê, v.v. Tuy nhiên, đó không phải là nội dung duy nhất họ chia sẻ. Thay vào đó, Ocha chia sẻ rất nhiều thông tin liên quan đến ngành nhà hàng, cà phê, trà sữa để trở nên hữu ích cho khán giả của họ.

Xây dựng thương hiệu cho dịch vụ

Xây dựng thương hiệu cho dịch vụ

Dịch vụ ăn uống

Không chỉ riêng dịch vụ ăn uống, những chủ đề content bên dưới cũng có thể được áp dụng cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (spa) và nhiều loại hình dịch vụ khác.

  • Không gian, nội thất. Khách hàng đến sử dụng dịch vụ ăn uống của bạn nhiều lúc đến vì không gian, nội thất của cửa hàng. Yếu tố nhìn cũng rất quan trọng! Do đó, hãy chia sẻ nhiều hơn về không gian dịch vụ.
  • Về thương hiệu. Mỗi thương hiệu đều có một đối tượng khán giả và câu chuyện hình thành. Hãy chia sẻ những câu chuyện giúp khắc hoạ tính cách của thương hiệu bạn.
  • Feedback khách hàng. Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, các dịch vụ ăn uống được định hình mạnh mẽ bởi feedback của khách hàng. Khách hàng càng nhắc đến bạn nhiều, bạn sẽ càng có nhiều khách hàng mới.
  • Quảng cáo dịch vụ (và sản phẩm đính kèm). Cuối cùng, đừng quên sáng tạo những content quảng bá dịch vụ và sản phẩm bạn phục vụ nhé!

Thương hiệu tham khảo

Danshari là một quán cà phê hoạt động rất tốt trên kênh Instagram.

Dịch vụ cung cấp giải pháp

Nếu dịch vụ thương hiệu của bạn cung cấp giải pháp (thiết kế, kiến trúc, marketing, v.v), bạn cần sử dụng mạng xã hội để giúp chuyển đổi khách hàng tốt hơn.

  • Triết lý của giải pháp. Đừng nghĩ rằng giải pháp của bạn phù hợp với tất cả mọi người. Giải pháp cho mọi người là một giải pháp không cho ai cả! Do đó, hãy xác định triết lý của bản thân bạn, và truyền tải những triết lý này đến khán giả của bạn.
  • Hình ảnh thực tế. Chia sẻ những hình ảnh thực tế (không phải hình ảnh được dàn dựng) để xây dựng sự tin tưởng.
  • Quy trình làm việc. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ có một quy trình làm việc khác nhau. Nhiều khách hàng sẽ chọn nhà cung cấp dựa trên quy trình mà họ cho là phù hợp với họ. Hãy chia sẻ quy trình của bạn!
  • Before and After. Trước khi khách hàng cũ sử dụng dịch vụ của bạn và sau đó có điều gì khác nhau? Chia sẻ nhiều hơn những content như thế này để giúp khách hàng tiềm năng tin rằng dịch vụ của bạn là giải pháp phù hợp nhất với họ.

Thương hiệu tham khảo

Nhà trên cây là một công ty kiến trúc, và họ xây dựng trang Facebook khá thành công với nhiều chủ đề content khác nhau.

Dịch vụ du lịch

Nếu thương hiệu của bạn cung cấp dịch vụ liên quan đến du lịch, bạn có thể tham khảo những chủ đề content sau.

  • Chi tiết dịch vụ. Hiển nhiên rồi! Điều quan trọng là bạn phải nhớ đăng content về chủ đề này (rất dễ quên) VÀ cân bằng nó với những loại nội dung khác. Bạn không muốn trang của mình chỉ toàn những bài đăng quảng cáo phải không?
  • Hình ảnh của khách hàng trước đây. Hình ảnh các nhóm khách trước đã trải nghiệm dịch vụ du lịch của bạn như thế nào. Thậm chí, nếu bạn có thể xin "đôi dòng" từ những vị khách cũ, điều này sẽ giúp chia sẻ của bạn có giá hơn.
  • Địa điểm du lịch. Đừng chỉ đăng về công ty của bạn! Hãy đăng nhiều hơn về địa điểm mà bạn tổ chức tour. Khách hàng sẽ có những giây phút tự tham quan, khám phá mà không dưới sự chỉ dẫn của bạn. Hãy biến những trải nghiệm tự do đó trở nên thật thú vị.
  • Đội ngũ cung cấp dịch vụ. Để thương hiệu và công ty của bạn có tính cách của riêng nó, bằng việc chia sẻ những nhân viên, đội ngũ cung cấp dịch vụ.

Thương hiệu tham khảo

Oxalis Adventure có các content thuộc tất cả những chủ đề ở phía trên. Điều này không những giúp khách hàng có cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về tour du lịch mà Oxalis cung cấp, nó còn giúp tạo một ấn tượng ấm áp, thân quen.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Chuyên gia trong ngành

Bạn là một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó? Xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội không những đem lại lợi ích cho cộng đồng, mà còn cho chính bản thân bạn. Vì bạn cũng sẽ học được nhiều thứ từ khán giả của mình. Để giữ cho kênh của mình luôn đa dạng, bạn có thể xem qua những chủ đề content này

  • Câu chuyện cá nhân. Chia sẻ quá trình bạn phát triển trong ngành. Những khó khăn, thuận lợi mà bạn đã gặp và trải qua. Tất cả đều là những thông tin rất hữu ích với khán giả.
  • Kiến thức chuyên sâu. Những bài viết hoặc video dài để giải thích các thuật ngữ chuyên ngành, hay những kiến thức quan trọng mà các bạn mới vào nghề cần nên biết.
  • Mẹo nhỏ. Không nhất thiết tất cả các content của bạn đều cần phải chuyên sâu. Những mẹo vặt đôi khi cũng rất hữu ích.
  • Gợi ý. Bạn có thể gợi ý cho khán giả của mình những nguồn tài nguyên trên mạng, những cuốn sách hay, hay những tác giả nổi tiếng cần theo dõi trong ngành của bạn.

Thương hiệu tham khảo

Cho những bạn có hứng thú với nghề Actuary (chuyên viên định phí bảo hiểm),  V Life Journal là một trong những kênh hữu ích mà bạn có thể tham khảo. Ngoài chuyện đó ra, bạn Vy cũng chia sẻ rất nhiều chủ đề content khác nhau - từ câu chuyện cá nhân của bạn ấy, đến những thực tế trong ngành, v.v

Kỹ năng đặc biệt

...hoặc không cần phải quá đặc biệt. Chỉ đơn giản là bạn muốn xây dựng một kênh cá nhân để thể hiện những kỹ năng và quá trình học hỏi của bạn mà thôi. Vậy thì bạn nên tham khảo những chủ đề content này nhé

  • Thành phẩm. Những shot hình thành phẩm mà bạn sáng tạo ra. Tại sao lại không chia sẻ đúng không?
  • Review sản phẩm bạn sử dụng. Bạn sử dụng những công cụ gì? Đừng ngại chia sẻ những sản phẩm này với khán giả của bạn. Đây thậm chí cũng là một cơ hội tốt để bạn kiếm tiền từ các chương trình affiliate đó. Như chương trình affiliate của Shopee nè.
  • Quá trình sáng tạo. Đừmgnghĩ chỉ vì kỹ năng của bạn trông đơn giản mà khán giả không thích xem quá trình sáng tạo nhé 😉 Đây là loại nội dung có thể nói là thu hút khán giả nhất đấy!

Thương hiệu tham khảo

Ebihihii Studio tạo một trang Instagram khá đơn giản, nhưng bạn ấy đa dạng hoá các content của mình bằng nhiều chủ đề và hình thức khác nhau.

Hiểu biết về một lĩnh vực

Khi bạn hiểu biết sâu về một lĩnh vực, bạn cũng có thể xây dựng hình ảnh của mình trên hiểu biết này.

  • So sánh. Tạo bảngso sánh những sản phẩm bạn đang sử dụng, hoặc những sản phẩm mà bạn nghĩ khán giả của bạn sẽ quan tâm.
  • Review sản phẩm. Tương tự như trên, bạn có thể sáng tạo content là một review cho sản phẩm bạn đang sử dụng. Hãy chân thật với những bài review này, vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của bạn trong lĩnh vực đó.
  • Hướng dẫn cho một đối tượng cụ thể. Mỗi đối tượng có thể sẽ sử dụng những nhóm sản phẩm khác nhau. Bạn có thể tạo ra một series hướng dẫn sử dụng cho nhiều đối tượng này.

Thương hiệu tham khảo

Fierybread by Thuy Vo là một trang chuyên sâu về lĩnh vực skin care (chăm sóc da). Thuý có nhiều bài viết hướng dẫn cho những đối tượng quan tâm đến skin care khác nha, như mẹ bầu đang mang thai, người muốn làm nhỏ lỗ chân lông, v.v

Cách xây dựng social media bằng content pillar

Bạn thường hay nghe câu "Nói dễ hơn làm", và câu nói này áp dụng cho rất nhiều trường hợp. Nhưng nếu như việc xây dựng fanpage của bạn dựa trên content pillar cũng "dễ như nói" thì sao?

PostLab là được xây dựng dựa trên Content Pillar như một nền tảng vững chắc để bạn cập nhật và phát triển fanpage. Rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo những bước sau:

  1. Bước 1: Tạo tài khoản PostLab.
  2. Bước 2: Kết nối với fanpage mà bạn muốn phát triển.
  3. Bước 3: Chọn loại thương hiệu mà bạn đang xây dựng, và PostLab sẽ gợi ý cho bạn những Chủ đề content (cũng là content pillar) đầu tiên cho bạn.
  4. Bước 4: Bắt đầu tạo kế hoạch đăng bài, và viết bài cho những chủ đề của bạn đi nè!
Ví dụ kế hoạch đăng bài theo chủ đề
Ví dụ kế hoạch đăng bài theo chủ đề

Thương hiệu của bạn có thể sẽ không nằm trong danh sách mà chúng mình liệt kê bên trên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chọn một nhóm gần với thương hiệu của bạn nhất, và tinh chỉnh để phù hợp với mình nhất.

Sau khi đã có một danh sách các Chủ đề content bạn muốn tập trung sáng tạo nội dung, việc tiếp theo bạn cần làm là lên một Lịch kế hoạch đăng bài.

Content Calendar: Nâng tầm chất lượng content cho social media
Content Calendar đảm bảo rằng các trang social media của bạn sẽ luôn có content mới, từ đó sẽ hiển thị trên newsfeed của người dùng nhiều hơn.
Content calendar mẫu cho các nhóm thương hiệu
Những yếu tố quan trọng làm nên một content calendar hiệu quả, và 4 content calendar mẫu cho các nhóm thương hiệu.
9 cách để quảng bá các thương hiệu truyền thống trên mạng xã hội
9 cách giúp bạn phát triển content để quảng bá các thương hiệu truyền thống trên mạng xã hội.