Bạn đảm nhiệm vị trí Content Marketing Freelance hoặc Content Marketing cho doanh nghiệp? Chắc hẳn, bạn thường xuyên gặp phải tình trạng chán nản khi đã có sẵn chủ đề nhưng không có ý tưởng gì mới lạ để triển khai thực hiện chủ đề đó. Phương pháp hữu ích để bạn tìm ra một hướng tiếp cận nội dung mới đó chính là Content Angle. Vậy thuật ngữ Content Angle là gì? Đâu là yếu tố tạo nên một Content Angle mẫu thu hút? Cùng PostLab tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

  1. Content Angle là gì?
  2. Phân biệt Content Pillar và Content Angle
  3. Một số yếu tố tạo nên Content Angle hấp dẫn
  4. Gợi ý cách triển khai Content Angle mẫu theo từng lĩnh vực

Content Angle là gì?

Content Angle được hiểu là nhiều góc độ tiếp cận khác nhau trong cùng một Content Pillar, trước khi đội ngũ bắt tay thực hiện sáng tạo content cho doanh nghiệp. Content Angle thể hiện qua những ý tưởng, tình huống, nhân vật khác nhau để xây dựng một chủ đề theo hướng độc đáo, hấp dẫn tạo sự khác biệt "không đụng hàng" cho doanh nghiệp. Đây là bản chất của Content Angle - đòi hỏi người sáng tạo Content luôn tìm tòi ý tưởng để cung cấp thông tin có giá trị, hữu ích đến với khách hàng.

Minh chứng cụ thể hướng tiếp cận Content Angle mới lạ và thành công nhất từ trước đến nay là ý tưởng Content Angle quảng cáo của Điện máy xanh. Với hình thức quảng cáo độc đáo “binh đoàn” áo xanh chưa từng thấy trước đó, video của Điện Máy Xanh đã thu hút hơn 400 nghìn bài viết và thảo luận, đạt 3.4 triệu lượt tương tác cùng với hơn 300 nghìn người tham gia chia sẻ.

Ý tưởng Content Angle quảng cáo của Điện máy xanh mới lạ, thu hút

Bạn có công nhận rằng Content Angle mẫu của Điện máy xanh thành công vang dội và dẫn đầu đối thủ cạnh tranh về ý tưởng sáng tạo không? Việc phủ sóng chiếm trọn trong các khung giờ vàng với tần suất dày đặc không những đánh đúng tâm lý kích thích nhu cầu mà còn trở thành nỗi “ám ảnh” trong tiềm thức khách hàng.

12 bí quyết sáng tạo content để tăng tương tác
12 bí quyết và những ví dụ thực tế để tăng tương tác trên Facebook, Instagram, hoặc bất kì nền tảng xã hội nào mà bạn quản lý.

Khi thực hiện Content Angle, Marketers có nhiều chiêu thức có thể vận dụng như tạo niềm vui, sự bất ngờ, ngạc nhiên, sợ hãi, đe dọa, ... Điện Máy Xanh đã vận dụng tất cả chiêu thức đó để “nhát người xem” bằng cách phác họa quảng cáo theo tông màu xanh da trời của thương hiệu một cách “ghê rợn”.

Vì vậy, để tìm ra một ý tưởng Content Angle nổi bật như Điện Máy Xanh đã từng làm, các Content-er phải thực sự đầu tư nhiều thời gian và chất xám trong việc nghiên cứu tâm lý khách hàng mục tiêu và tìm lối đi riêng cho thương hiệu của mình.

Phân biệt Content Pillar và Content Angle

Có thể hiểu đơn giản, Content Pillar là những chủ đề chính bạn đang về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ (What), nhưng Content Angle thể hiện ở việc bạn đang nói về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ như thế nào (How).

Phân biệt Content Pillar và Content Angle - Áp dụng vào chiến lược nội dung
Content Pillar thiết lập nền tảng định hình giá trị của thương hiệu, và Content Angle mang đến góc nhìn độc đáo cho từng nội dung cụ thể.

Một ví dụ điển hình, tất cả các brand hoạt động trong cùng lĩnh vực F&B có thể cùng phát triển Content Pillar giống nhau theo một số chủ đề nhất định (giới thiệu sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp, Feedback khách hàng,...). Trong khi đó Content Angle là hướng đi mới giúp Content của brand trở nên khác biệt và độc nhất.

Ý tưởng Content Pillar mẫu cho 10 nhóm thương hiệu
Tham khảo ý tưởng Content Pillar cho các nhóm ngành khác nhau, cùng với những case study của các thương hiệu Việt Nam quen thuộc.

Do đó, Content Pillar chính là khung sườn để phát triển Website, Fanpage doanh nghiệp đúng định hướng, từ đó xây dựng nội dung một cách khoa học, hiệu quả giúp tiếp cận khách hàng. Còn Content Angle đóng vai trò tạo ra những sáng kiến đột phá, độc đáo với mục đích tạo ấn tượng, thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Đồng thời, Content Angle giúp nâng cao hiệu quả và tạo sự nổi bật của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Một số yếu tố tạo nên Content Angle hấp dẫn

Content Angle phù hợp đối tượng khách hàng

Sự liên quan, đồng điệu và phù hợp với từng đối tượng khách hàng là cơ sở đầu tiên làm tiền đề tạo nên Content Angle hấp dẫn. Chỉ khi thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu, người làm Content Angle mới có thể tạo ra thứ nội dung mà họ mong muốn.

Sáng tạo Content Angle phù hợp đối tượng khách hàng

Với Content Angle, bạn không phải đang muốn nói điều gì với khách hàng mà là cách bạn tiếp cận với insight khách hàng của mình. Để đánh giá mức độ phù hợp của Content Angle với đối tượng khách hàng, doanh nghiệp cần dựa vào lượt tương tác, Feedback khen chê, góp ý từ người trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ.

Đánh giá mức độ phù hợp của Content Angle cần dựa vào Feedback của khách hàng

Một Content Angle mẫu lôi cuốn là nhắm thẳng vào một phân khúc khách hàng cụ thể và có khả năng đưa về cho doanh nghiệp lượng khách hàng tiềm năng chuyển đổi cao.

Giải quyết nỗi đau khách hàng

Để nâng cao tỷ lệ “chốt đơn”, việc khai thác và giải quyết nỗi đau của khách hàng thường được tận dụng vào Content Angle. Các Content-er sẽ thật bất ngờ rằng cách này lại mang đến hiệu quả rất cao trong việc Marketing bán hàng và nhận dạng thương hiệu. Bởi một khi Content Angle đã giải quyết những nỗi đau đó và xoa dịu chúng đi, tức là doanh nghiệp đã thành công một nửa trên con đường chinh phục khách hàng tiềm năng.

Xây dựng Content Angle giải quyết nỗi đau khách hàng (nỗi đau về tài chính)

Content Angle ví dụ về cách giải quyết nỗi đau khách hàng đến từ thương hiệu Lifebuoy đã rất thành công khi ra mắt sản phẩm rửa tay diệt vi khuẩn trong 10 giây. Vì thực tế, cả trẻ con và người lớn rửa tay thường rất qua loa, chưa đảm bảo vệ sinh. Để làm sạch hiệu quả, thông thường nước rửa tay cần phải được ma sát kỹ càng trong 1 phút với các điểm trên tay rồi mới được rửa qua nước. Content Angle nước rửa tay Lifebuoy đã đánh đúng "điểm yếu" này của khách hàng. Ngay sau đó, sản phẩm được bán rất chạy, đặc biệt được sử dụng nhiều trong các gia đình có con nhỏ, các nhà hàng, khách sạn,...

Thể hiện giọng điệu - "tính cách" riêng của doanh nghiệp

Yếu tố quan trọng tạo nên Content Angle hấp dẫn là thể hiện rõ Brand voice - "giọng nói" riêng biệt của doanh nghiệp. Brand voice thường được vận dụng cho mọi kênh truyền thông mà doanh nghiệp sử dụng, bao gồm bản tin, bài đăng trên Social Media, thông báo nội bộ, video quảng cáo,...

Ví dụ, nếu brand xây dựng đối tượng khách hàng mục tiêu là những bạn trẻ, thuộc nhóm tuổi từ 12-18 tuổi, thì bạn cần sử dụng giọng điệu Content Angle hài hước bắt trend, theo kịp xu hướng đồng thời thể hiện sự trong sáng, tích cực, luôn hướng đến những điều mới mẻ. Ngược lại, với nhóm đối tượng khách hàng là giới doanh nhân, những người thành đạt, giọng điệu Content Angle cần đảm bảo tiêu chí nghiêm túc, cung cấp tri thức hữu ích và khoa học.

Giọng điệu Content Angle phù hợp từng nhóm đối tương khách hàng mục tiêu

Minh chứng cụ thể về hãng bao cao su đang “làm mưa làm gió” - Durex nhờ Content Angle thể hiện rõ Brand voice. Phải thừa nhận rằng, giọng điệu Content Angle của Durex rất khác biệt, ngắn gọn, hài hước và đầy táo bạo đánh mạnh vào tâm lý thỏa mãn nhu cầu tình dục của nhóm khách hàng trẻ.

Ngoài ra, Durex thường xuyên sản xuất viral clip và nội dung review sản phẩm "độc nhất vô nhị" trên các kênh Social media mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, mặc dù cho sản phẩm bao cao su của Durex có giá thành đắt hơn những đối thủ khác trên thị trường nhưng vẫn được khách hàng tin tưởng sử dụng.

9 cách để quảng bá các thương hiệu truyền thống trên mạng xã hội
9 cách giúp bạn phát triển content để quảng bá các thương hiệu truyền thống trên mạng xã hội.

Gợi ý cách triển khai Content Angle mẫu theo từng lĩnh vực

Dù có hàng nghìn cách thức để sản xuất Content Angle tốt cho Fanpage, Website nhưng đôi khi bạn không biết cách triển khai sao cho hiệu quả với từng lĩnh vực. Gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn “vượt rào” những lúc bế tắc.

Content Angle cho lĩnh vực F&B

Cafe - Trà sữa

Một trong những cách triển khai Content Angle hiệu quả thu hút người đọc trong lĩnh vực Cafe - Trà sữa chính là thực hiện so sánh và đánh giá sản phẩm giúp khách hàng có cái nhìn bao quát về lợi ích sản phẩm mang lại. Thương hiệu nổi tiếng Highlands Coffee đã khéo léo vận dụng bài viết so sánh 2 sản phẩm mới Phin sữa đá và Phindi hạnh nhân để khách hàng phân biệt và dễ dàng lựa chọn loại thức uống phù hợp với khẩu vị.

Trong bài viết so sánh, người sáng tạo Content Angle cần đảm bảo đánh giá khách quan và công bằng các sản phẩm đồng thời không cố tình tâng bốc một sản phẩm dịch vụ nào. Điều này phát huy độ tin cậy cho thương hiệu cũng như lòng tin của khách hàng.

So sánh 5 phần mềm quản lý social media
Dựa trên các tiêu chí tiết kiệm thời gian, giá tiền, và độ dễ sử dụng.

Quán ăn - Nhà hàng

Đối với lĩnh vực Quán ăn - Nhà hàng chỉ cần sử dụng Content Angle mẫu ở dạng sử dụng câu trích dẫn cũng đủ làm bài viết rõ ý và có logic hơn. Đặc biệt, sử dụng câu trích dẫn là một cách thông minh khi bạn bí ý tưởng. Minh chứng cụ thể trong việc vận dụng câu trích dẫn ở trang page Hotel Nikko Saigon.

Bạn hoàn toàn có thể trích dẫn một câu nói hay, sau đó giải thích thêm ý nghĩa câu nói đó lồng ghép ý tưởng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Và chúng ta đã có một bài viết mới tinh, cách thực hiện vô cùng đơn giản nhưng lại tăng traffic cho Website, phát triển Fanpage. Đồng thời, đảm bảo khách hàng vẫn nhận được đầy đủ thông tin mà họ cần.

Content Angle cho lĩnh vực bán lẻ

Ngành mỹ phẩm

Hiện nay, các brand ngành mỹ phẩm thường áp dụng Content Angle bằng cách xây dựng bài viết “Hỏi đáp” giải thích những thắc mắc, cung cấp thông tin hữu ích đến với khách hàng. Để hiểu rõ hơn bài viết hỏi đáp trong Content Angle, cách đơn giản nhất là xem các thương hiệu, bloger nổi tiếng đã khai thác nó như thế nào. Cùng lấy ví dụ từ Fanpage HannalOlala của Beauty Blogger Hannah đã vận dụng rất tốt bài viết “Hỏi đáp” thu hút hàng nghìn lượt tương tác.

Với dạng bài viết này, tuy lời văn không cần độ mượt mà sâu sắc nhất định nhưng nó vẫn luôn khiến khách hàng quan tâm và cảm thấy thích thú bởi những điều họ còn băn khoăn, thắc mắc đã được giải đáp một cách cụ thể nhất. Phát triển theo hướng này, Content Angle không những được đón nhận một cách nhiệt tình mà còn có thể đan xen những thông tin quảng cáo sản phẩm giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Ngành thời trang

Trong lĩnh vực thời trang, Content Angle còn thể hiện rõ Brand voice như đã đề cập ở trên. Cùng lấy mục “chi tiết sản phẩm” (product details) của sản phẩm thời trang đến từ nhà bán lẻ thời trang trực tuyến ASOS dưới đây làm ví dụ.

Content Angle thể hiện Brand voice của thương hiệu

Ngay dòng đầu tiên ở phần Product Details, ASOS đã viết “worth making plans for” (xứng đáng để bạn cân nhắc), thay vì một dòng thông tin thông thường như “cottonmade from 20% cotton” (làm từ 20% cotton) mà hầu hết người mua hàng có xu hướng bỏ qua? Cách trình bày thông tin này thể hiện rõ tiếng nói thương hiệu quan tâm đến lợi ích và trải nghiệm của khách hàng hơn là những thông tin mặc định thông thường.


Nếu ngành hàng của bạn không nằm trong danh sách gợi ý trên đây thì bạn có thể chọn một nhóm gần với ngành hàng của bạn nhất, và tinh chỉnh sao cho phù hợp nhất nhé. Hy vọng, qua bài viết được Postlab phân tích cụ thể, bạn có thể hiểu được Content Angle là gì? và áp dụng Content Angle ví dụ thành công vào thực tiễn.

Evergreen Content: Tiết kiệm thời gian quản lý social media
Evergreen Content là một công cụ rất mạnh để tăng các chỉ như lượt hiển thị, lượt tiếp cận, cũng như là số lượng tương tác có giá trị cao.
Ý tưởng Evergreen Content
100 ý tưởng Evergreen Content theo nhiều chủ đề khác nhau như Hướng dẫn và hỏi đáp, Kinh nghiệm ngành nghề, Hiểu biết cá nhân, Nội dung tuyển chọn, v.v