Không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu không có sự hiện diện trên social media (phương tiện truyền thông xã hội). Và không có sự hiện diện nào trên mạng xã hội có thể hiệu quả cho đến khi nó được lên kế hoạch tốt và thực hiện một cách có chiến lược. Các nền tảng truyền thông xã hội đại diện cho hàng tỷ người dùng. Tất cả những người này đều có thể trở thành khách hàng của bạn nếu bạn thực hiện một chiến dịch truyền thông xã hội ấn tượng.

Quản lý các trang mạng xã hội cho người mới bắt đầu
Để quản lý page hiệu quả và ít tốn thời gian nhất, bạn phải làm 3 bước sau: xác định khách hàng, lên chiến lược nội dung, và theo dõi đánh giá.

Bài viết này dành cho những người đã có chiến lược quản lý trang mạng xã hội cụ thể, và muốn làm những bước tiếp theo để tiếp tục phát triển trang của mình. Điều này có thể dễ dàng thực hiện nếu bạn nhớ một số mẹo trong khi duy trì và phát triển sự hiện diện trên mạng xã hội của mình.

Không phải ai cũng là ngôi sao điện ảnh hay vận động viên thể thao mang tính biểu tượng có hàng triệu người theo dõi ngay khi họ bước lên bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào. Các doanh nghiệp lớn chi hàng nghìn tỷ đô la cho các chiến dịch truyền thông xã hội của họ. Nhưng đối với một doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân thì sao?


  1. Hiểu bạn cần phát triển cái gì
  2. Nhất quán trong thương hiệu của bạn
  3. Chia sẻ những content tuyệt vời
  4. Tương tác, và tương tác
  5. Quan sát đối thủ
  6. Tận dụng chức năng quảng cáo

Hiểu bạn cần phát triển cái gì

1. Hiểu bạn cần phát triển cái gì

Có một câu nói rất nổi tiếng

What gets measured, gets managed.

Tạm dịch ra là, bạn chỉ có thể quản lý những gì bạn đo lường. Điều này cũng tương tự cho việc quản lý mạng xã hội. Bạn không thể phát triển trang của mình nếu như bạn không định nghĩa được thành công là như thế nào. Và định nghĩa của việc thành công cũng khác nhau cho từng thương hiệu, thậm chí ở từng giai đoạn khác nhau của một thương hiệu.

Thành công có thể là:

  • Lượng người theo dõi tăng đều đặn. Khi đó, chỉ số quan trọng nhất bạn cần chú trọng để phát triển là số lượng followers của trang.
  • Bài viết của bạn được nhiều người nhìn thấy. Khi đó, bạn sẽ quan tâm những cách để tối ưu hoá chỉ số Reach của từng bài viết. Điều này bao gồm cả việc chạy quảng cáo, và những cách tăng chỉ số Organic Reach (không trả tiền).
  • Tối ưu hoá traffic vào website của bạn. Lúc này bạn cần quan tâm đến số lượng người dùng đã truy cập vào website của bạn thông qua những chia sẻ từ mạng xã hội.

Điểm mấu chốt là bạn phải quyết định thành công có nghĩa là gì cho thương hiệu của mình, tại một thời điểm. Từ đó, mục tiêu của bạn sẽ quyết định cách bạn lên chiến lược nội dung và quản lý lịch đăng bài phù hợp.

Insights gì từ từng chỉ số tương tác?
So sánh từng chỉ số tương tác với nhau để có nhiều insights hơn, hiểu khán giả của mình hơn, và phát triển content để đạt được kết quả mong muốn.
8 cách để tăng organic reach miễn phí
Ở bất kì nền tảng nào, organic reach (phạm vi tiếp cận mà bạn không phải trả tiền) đang giảm mạnh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, không phải lúc nào bạn cũng có ngân sách để trả tiền cho hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội. Đối với

Nhất quán trong thương hiệu

2. Nhất quán trong thương hiệu của bạn

Không điều gì nói rõ sự chuyên nghiệp của bạn với khán giả hơn sự nhất quán. Nó được thể hiện qua 2 điểm: sự nhất quán trong tính cách thương hiệu, và sự nhất quán trong việc truyền tải nội dung.

Tính cách nhất quán

Tông màu tổng thể của sự hiện diện trên mạng xã hội của bạn cần phải phù hợp với tính cách, giá trị và tiếng nói của thương hiệu. Người tiêu dùng muốn tạo một kết nối có ý nghĩa với thương hiệu của bạn. Việc không có một cá tính riêng khiến người theo dõi bối rối, không chắc chắn về việc thương hiệu này phù hợp cho mình, và về lâu dài có khả năng ngăn cản họ tiếp tục theo dõi.

Sau khi đã xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới, hãy đảm bảo những điều sau:

  • Xác định tính cách cho thương hiệu và phù hợp với khách hàng tiềm năng. Một thương hiệu truyền thống sẽ có tính cách rất khác với một thương hiệu tổ chức những sự kiện theo xu hướng. Khi thương hiệu của bạn có tính cách rõ ràng, khán giả sẽ dễ dàng đồng cảm hơn.
  • Chọn một cách xưng hô (mình, tôi, tên thương hiệu) và hãy sử dụng cách xưng hô đó cho mọi nền tảng.
  • Mô tả của thương hiệu phải khớp với ảnh profile của bạn, ảnh này phải khớp với ảnh bìa (cover) của bạn, và ảnh này phải khớp với những content mà bạn đăng tải.
  • Hơn nữa, nếu bạn đang sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội, hãy đảm bảo rằng mỗi tài khoản kể cùng một câu chuyện và thể hiện cùng một giai điệu cho công ty của bạn.

Ví dụ: nếu bạn là một người hành nghề luật, đừng tỏ ra vui vẻ và hào hứng trong tiểu sử của mình, nếu nội dung bạn đăng cũng không phản ánh tư duy hoặc tính cách tương tự.

Điểm mấu chốt là, dù giọng điệu của công ty bạn là gì, hãy nhất quán trong cách truyền tải. Xây dựng social media chủ yếu dựa vào sự rõ ràng và đáng tin cậy, và điều đó có trong cả hồ sơ của bạn và nội dung được đăng.

Cách truyền tải nội dung nhất quán

Đúng vậy! Không những tính cách của thương hiệu cần phải đồng nhất giữa nhiều nền tảng khác nhau, cách bạn đăng nội dung gì, tần suất ra sao, vào lúc nào cũng cần thể hiện sự xuyên suốt. Điều này được thể hiện trực tiếp thông qua cách bạn quản lý page, và chúng mình đã viết một bài rất cụ thể để giúp bạn quyết định cách quản lý phù hợp với page của mình.

Quản lý các trang mạng xã hội cho người mới bắt đầu
Để quản lý page hiệu quả và ít tốn thời gian nhất, bạn phải làm 3 bước sau: xác định khách hàng, lên chiến lược nội dung, và theo dõi đánh giá.

Nhưng để tóm tắt lại:

  • Bạn cần đăng nội dung gì? Từ mục tiêu kinh doanh của thương hiệu, bạn cần đặt ra những Chủ đề content giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Những chủ đề này sẽ quyết định bạn cần đăng nội dung gì.
  • Bạn cần đăng với tần suất bao nhiêu? Mỗi thương hiệu sẽ có một tần suất đăng phù hợp với mình, và không có một quy luật vàng nào cho việc này. Tốt nhất là bạn nên tự thử nghiệm, bắt đầu từ 2-3 bài một tuần, và tăng lên từ từ. Sau đó, bạn sẽ tìm ra được tần suất đăng "vừa sức" nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao. Điều quan trọng nhất? Đó là bạn cần phải bám sát với kế hoạch và đăng bài nhất quán. Đăng rất nhiều bài trong một tuần, nhưng lại không có bài nào cho tuần tiếp theo không phải là cách để xây dựng khán giả.
  • Bạn cần đăng vào lúc nào? Sẽ có những khung giờ "vàng" mà mọi người đều nghĩ đó là giờ đăng bài tốt nhất. Tuy nhiên, nó cũng là khung giờ cạnh tranh nhất! Bạn nên thử nghiệm đăng bài vào những khung giờ khác nhau, và tìm ra thời gian phù hợp và hiệu quả nhất cho thương hiệu của bạn.

Chia sẻ content tuyệt vời

3. Chia sẻ những content tuyệt vời

Ơ, điều này không phải quá hiển nhiên à?

Đúng vậy! Mặc dù đây có thể là một trong những cách “không cần phải bàn cãi” để xây dựng lượng người theo dõi, việc có nội dung mà người theo dõi của bạn muốn xem và tương tác là điều quan trọng và không thể bỏ qua.

12 bí quyết sáng tạo content để tăng tương tác
12 bí quyết và những ví dụ thực tế để tăng tương tác trên Facebook, Instagram, hoặc bất kì nền tảng xã hội nào mà bạn quản lý.

Chia sẻ nội dung chất lượng cho khán giả của bạn sẽ giúp thiết lập công ty của bạn - và thương hiệu cá nhân - như một chuyên gia trong ngành của riêng bạn.

Vậy thế nào là nội dung chất lượng? Content chất lượng là content có nét đặc thù của thương hiệu. Nói cách khác, nó là những content mà chỉ có bạn và thương hiệu của bạn mới có thể sáng tạo được. Tính riêng biệt này sẽ được thể hiện mạnh mẽ hơn khi bạn có một bộ nhận diện thương hiệu (visual identity) độc nhất, dễ nhớ với người dùng.

Nhưng bạn không phải là một nhà thiết kế? Đừng quá lo lắng! Tính chất đặc thù còn được thể hiện qua những nội dung mà bạn truyền tải.

10 ý tưởng đăng bài chỉ riêng cho thương hiệu của bạn
Bạn đang không biết phải đăng gì để cập nhật page đều đặn? Google bảo bạn nên đăng hình vui nhộn hoặc hình mèo con. Đừng tự làm loãng thông tin trên trang của bạn! Dù bạn có là một người sáng tạo đến đâu, trong quá trình phát triển

Mẹo nhỏ cho bạn: Bạn sẽ nhận ra việc sáng tạo content chất lượng ngốn khá nhiều thời gian và "não". Mà bạn thì không muốn dành hết quỹ thời gian cho việc sáng tạo content, vì bạn còn rất nhiều thứ khác cần phải lo để vận hành doanh nghiệp. Vậy thì tại sao bạn không thử biến content của mình thành Evergreen Content?

Hầu hết các ý tưởng đăng bài mang tính chất đặc thù của thương hiệu đều có thể là Evergreen Content. Nếu bạn cần nhiều ý tưởng hơn, bạn có thể tham khảo danh sách gần 100 ý tưởng bên dưới nhé.

Ý tưởng Evergreen Content
100 ý tưởng Evergreen Content theo nhiều chủ đề khác nhau như Hướng dẫn và hỏi đáp, Kinh nghiệm ngành nghề, Hiểu biết cá nhân, Nội dung tuyển chọn, v.v

Tương tác và tương tác

4. Tương tác, và tương tác

Bạn có thể dễ dàng bị thu hút khi những người theo dõi và thích trên trang của bạn tăng lên. Tuy nhiên, một khi bạn xây dựng được lượng khán giả của mình, bạn nhất định phải tương tác với họ để duy trì nó.

React (like, love, v.v) với các bài đăng mà bạn được đề cập, trả lời các câu hỏi khi được hỏi và trả lời các nhận xét về nội dung của bạn. Mọi người thích tương tác với các thương hiệu trên mạng xã hội. Bạn càng làm điều đó, họ càng có xu hướng theo dõi và gắn bó với bạn.

Quan sát đối thủ

5. Quan sát đối thủ

Điều bạn nên làm thường xuyên trong marketing là phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn. Và điều đó cũng đúng với việc quản lý truyền thông trên mạng xã hội.

Họ đang hoạt động trên những nền tảng nào? Họ đang chia sẻ loại nội dung nào? Họ chia sẻ với nhau thường xuyên như thế nào? Hiểu được các chiến lược truyền thông xã hội và mức độ tương tác của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn thiết lập một lộ trình về những gì bạn nên làm.

Quan trọng hơn nữa, bằng cách phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ phát hiện ra cơ hội để tạo sự khác biệt như một thương hiệu trong mắt khách hàng mục tiêu mà bạn đang cạnh tranh.

Theo dõi đối thủ với công cụ của Facebook
Theo dõi đối thủ với công cụ của Facebook

Với công cụ có sẵn của Facebook, bạn có thể dễ dàng theo dõi những page của thương hiệu đối thủ. Khi chọn "Add Pages", tìm những page bạn muốn theo dõi và thêm vào danh sách, và nhanh chóng kiểm tra hiệu quả hoạt động của họ. Đồng thời, bạn cũng nên phân tích kĩ những bài đăng trong tuần và tìm ra những điểm chung của các bài viết hiệu quả.

Tận dụng chức năng quảng cáo

6. Tận dụng chức năng quảng cáo

Bây giờ bạn đã thiết lập và chạy trên nền tảng mạng xã hội của mình, đã đến lúc cần tiến thêm một bước nữa.

Organic reach sẽ chỉ giúp bạn đến một thời điểm và chúng càng ngày càng khó tăng. Tại sao? Bởi vì các nền tảng muốn bạn trả tiền để đạt được trạng thái ưu tú trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, quảng cáo trên mạng xã hội có thể là một trong những cách tiết kiệm chi phí nhất để thu hút khách hàng tiềm năng mới.

Quảng cáo trên Facebook

Như bạn đã tìm hiểu, người dùng nhìn thấy nội dung tuyệt vời của bạn là yếu tố quan trọng để xây dựng lượng người theo dõi trên mạng xã hội. Tuy nhiên, với những thay đổi thuật toán gần đây của Facebook, nội dung được đăng bởi bạn bè và gia đình hiện được ưu tiên hơn các trang thương hiệu. Nếu người dùng không nhìn thấy nội dung của bạn, thì làm cách nào bạn có thể xây dựng một lượng người theo dõi trên Facebook?

Đây là lúc mà quảng cáo Facebook phát huy tác dụng.

Quảng cáo trên Facebook có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn vì có rất nhiều người sử dụng nền tảng và các công cụ targeting nhắm mục tiêu mạnh mẽ mà Facebook có sẵn.

Tạo nhiều nhóm Audience khác nhau với công cụ targeting
Tạo nhiều nhóm Audience khác nhau với công cụ targeting

Cho dù bạn đang tìm cách thúc đẩy người dùng thích trang của mình hay muốn đẩy nội dung cụ thể mà bạn đang chia sẻ, bạn đều có cơ hội tốt để tiếp cận những người dùng mà bạn muốn tiếp cận vì Facebook có khả năng nhắm mục tiêu các yếu tố rất cụ thể ngoài giới tính và vị trí, bao gồm cả cuộc sống, sự kiện, hành vi mua hàng và sở thích.

Quảng cáo trên Instagram

Kể từ khi được Facebook mua lại, Instagram đã trở thành một phương tiện quảng cáo có sức ảnh hưởng lớn đối với các thương hiệu cũng như người dùng.

Có một số tính năng mới mà Instagram đã triển khai trên mặt trận quảng cáo mà các công ty có thể tận dụng để xây dựng lượng người theo dõi và quảng bá sản phẩm / doanh nghiệp của họ.

Không giống như bất kỳ nền tảng xã hội nào khác, công cụ Khám phá (Explore) cung cấp trải nghiệm hoàn toàn tùy chỉnh và độc đáo để người dùng khám phá những người, thương hiệu, người sáng tạo và hơn thế nữa có thể quan tâm.

Vào năm 2019, Instagram đã giới thiệu quảng cáo cho tính năng Khám phá, điều mà tôi cảm thấy là đôi bên cùng có lợi cho cả thương hiệu và người tiêu dùng.

Với trải nghiệm tùy chỉnh cao được cung cấp trong Khám phá, các thương hiệu giờ đây có thể tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn mà họ muốn trong một tab được thiết kế để khám phá điều gì đó mới. Điều này cho phép các thương hiệu được khám phá vì nội dung hấp dẫn và khuyến khích mọi người theo dõi chúng một cách hữu cơ.