Khi đánh giá hiệu suất bài viết, hầu hết tất cả các công cụ đều chỉ hiển thị một con số engagement chung (chỉ số tương tác). Tuy nhiên, chỉ con số engagement sẽ không giúp bạn thu thập được insights từ chính content của mình. Vậy chỉ số tương tác thực sự là gì? Chỉ số tương tác thực chất không phải là một chỉ số cụ thể, mà nó là bao gồm các chỉ số khác nhau. Chỉ số tương tác là tổng các reaction (like, love, care, ...), bình luận, click, và share trên cùng một bài viết. Ở cái nhìn tổng quan nhất, chỉ số tương tác sẽ cho bạn biết được liệu khán giả có tương tác với content của bạn hay không.

Ngoài chỉ số tương tác, một chỉ số khá quan trọng bạn cần để ý đến đó là chỉ số Reach (tiếp cận).

Reach là gì? Vì sao bạn cần tối ưu nó?
Reach có lẽ là thước đo cơ bản nhất để đánh giá thành công của việc đăng bài.

Vì sao chỉ nhìn tổng tương tác là chưa đủ?

Tuy con số tương tác (engagement) giúp bạn biết được content của bạn được tương tác bao nhiêu lần, như vậy là chưa đủ. Thay vào đó, khi so sánh độ hiệu quả của các content với nhau, bạn cần phải nhìn vào những chỉ số chi tiết hơn. Cụ thể ở đây là các chỉ số reaction, bình luận, click, và share.

So sánh chi tiết những chỉ số này với nhau, và sự tương quan giữa các chỉ số, sẽ giúp bạn có nhiều insights để hiểu được khán giả của mình hơn. Điều quan trọng là nó sẽ giúp bạn biết mình nên phát triển content như thế nào để đạt được kết quả mong muốn.


Reaction

Một trong những cơ chế feedback cơ bản, sơ khai nhất của nền tảng Facebook và Instagram. Khác với những nền tảng xã hội trước đây (như blogs), like (và sau này là nhiều reaction khác) là cách mà người dùng thể hiện sự ủng hộ hoặc đồng cảm của họ đối với content mà họ yêu thích.

Một content có nhiều reaction là một tín hiệu rất tốt để cho thấy khán giả của bạn thấy content của bạn thú vị. Khi có càng nhiều khán giả react với content của bạn, Facebook và Instagram sẽ càng phân phối content của bạn mạnh mẽ hơn (vì điều đó cho thấy content của bạn sẽ được nhiều người yêu thích).

Tuy Facebook có sự phân biệt giữa Positive và Negative reaction, với cách sử dụng của người Việt Nam, chúng mình không quan ngại về điều này quá nhiều.

Comment

Một bài viết có nhiều comment có thể là:

  • Một bài viết mời gọi sự trao đổi lẫn nhau giữa tác giả và khán giả, hoặc giữa các khán giả lẫn nhau.
  • Một bài viết mà người xem muốn chia sẻ ngay lập tức với một số người bạn. Khi đó, bạn sẽ thấy khán giả của bạn tag bạn bè của họ vào.

Khi khán giả của bạn để lại một bình luận trên bài viết của bạn, điều này tốt hơn rất nhiều so với việc khán giả chỉ để lại một reaction. Vì thuật toán của Facebook sẽ giúp hiển thị bài viết của bạn đến bạn bè của những người đã để lại bình luận, từ đó giúp những cuộc trao đổi tiếp tục diễn ra. Khi khán giả để lại bình luận, có nghĩa là họ muốn tên của họ được gắn với thương hiệu của bạn.

Share

So với react và comment, Share (chia sẻ) có lẽ là một hành động quý giá nhất của khán giả. Vì khi chia sẻ, nhất là ở chế độ công khai, content của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều khán giả hơn nữa. Với cách sử dụng chức năng chia sẻ của người Việt Nam, khi một người share content của bạn, có thể:

  • Họ muốn chia sẻ quan điểm, thông tin, hoặc sản phẩm của bạn đến với bạn bè.
  • Họ muốn lưu lại thông tin hữu ích của bạn trên tường để xem lại sau.

Click

Đừng buồn khi bài viết của bạn có rất nhiều clicks, nhưng lại khá ít reaction, comment, hoặc share. Đúng vậy, điều này có thể là do content của bạn chưa đủ sức thu hút, chưa có CTA mạnh mẽ để kêu gọi hành động từ khán giả, hoặc chưa đủ gây tranh cãi.

Nhưng có 1 lý do khác: khán giả của bạn thuộc tuýp người trầm lặng. Đây là những người thường không để lại quá nhiều “dấu chân" trên social media. Nhưng đôi khi, đây mới chính là những người sẽ trả tiền cho sản phẩm và dịch vụ của bạn! Làm sao để biết được điều này? Hãy so sánh với những chỉ số khác.

Trong rất nhiều trường hợp, chỉ số click cao có thể được xem là thành công.

  • Khi bạn đăng nhiều hình trong cùng một bài viết (cho các sản phẩm khác nhau chẳng hạn). Chỉ số click cao có nghĩa là nhiều khán giả thấy sản phẩm của bạn thu hút, và nhấn vào để xem chúng.
  • Khi bạn đăng đường dẫn (link). Chỉ số click cao đồng nghĩa với việc nhiều người đã nhấp vào xem website của bạn. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ thấy traffic về website bạn cũng tăng lên tương ứng.
  • Khi bạn đăng bài viết dài, và Facebook hiển thị nút See more (Xem thêm). Chỉ số click cao có thể vì những câu chữ đầu tiên của bạn (hook) đủ sức thuyết phục, gợi sự tò mò cho khán giả.

Làm sao để đánh giá từng chỉ số giữa các bài viết với nhau?

Sử dụng tính năng xem hiệu suất của Facebook

Khi bạn là quản trị của trang Facebook, bạn luôn có thể xem tất cả các chỉ số hiệu suất cho từng bài viết bằng cách nhấp vào những chỉ số hiển thị trên bài viết đó.

Xem tất cả các chỉ số hiệu suất từ Facebook

Tuy nhiên, điểm trừ của phương pháp này đó là bạn chỉ có thể xem 1 bài viết một lúc. Để có thể so sánh giữa nhiều bài viết khác nhau thì lại không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn cần phải lập một bảng Excel, và nhập các dữ liệu bằng tay. Tuy Facebook có tính năng cho phép bạn tải những thông tin này về máy tính của bạn dưới định dạng Excel, thật sự phương pháp đó khá phức tạp.

Sử dụng Facebook Publishing Tools

Xem từng chỉ số hiệu suất của nhiều bài viết cùng một lúc

Một cách khác giúp bạn dễ dàng so sánh thông tin giữa các bài viết với nhau hơn đó là sử dụng Facebook Publishing Tools. Tất cả các bài viết (bao gồm cả từ tài khoản Facebook và Instagram của bạn) đều được hiển thị, với từng chỉ số hiệu suất riêng biệt.

Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ này, bạn không thể biết được chỉ số Click cho từng bài viết. Thêm vào đó, bạn không thể sắp xếp các bài viết theo ý muốn của bạn (như chỉ số Reach từ cao đến thấp). Do đó, việc so sánh và phân tích những bài viết hiệu quả sử dụng Facebook Publishing Tools vẫn còn khá khó khăn.

Sử dụng PostLab Library

Hiển thị từng chỉ số hiệu suất cho tất cả bài viết

Tất cả các bài viết của bạn đều được lưu trong Thư viện, khi bạn sử dụng PostLab để viết những bài viết này. Khi phân tích, bạn có thể dễ dàng:

  • Lọc bài viết theo tài khoản, chủ đề để giúp thu hẹp lại kết quả tìm kiếm. Tính năng này giúp bạn nhanh chóng so sánh những content trong cùng một nhóm, từ đó dễ dàng đánh giá và có insights chính xác hơn.
  • Sắp xếp tất cả bài viết theo từng chỉ số cụ thể như Reach, Click, Reaction, Comment, hoặc Share. Tính năng này giúp bạn tìm ra bài viết đạt chỉ số tương tác cụ thể cao nhất và phân tích lý do giúp chúng thành công.
  • So sánh từng chỉ số hiệu suất và tương tác giữa các bài viết với nhau.
  • Nhấn vào từng bài viết để ngay lập tức phân tích nội dung cụ thể làm bài viết đó thành công.

Nói tóm lại, bạn cần xác định điều gì là quan trọng, mục tiêu của bạn là gì, và content strategy của bạn có giúp bạn đạt được những mục tiêu đó hay không. Đừng lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào số like hay comment nhé! Vì biết đâu khán giả của bạn là silent supporter (người ủng hộ thầm lặng) đó 😉

[PostLab] Cập nhật tháng 12: PostLab Analytics — Biểu đồ thống kê hiệu quả
Trong tháng 12 này, team PostLab đã tiếp tục có những cải tiến mới để giúp bạn thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn.