Ai cần content strategy? Chọn nền tảng gì cho chiến lược của bạn?

Thời đại này là thời đại của thông tin và nội dung, khi mà các nền tảng truyền tải thông tin được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết. Nếu bạn không tin, thử ngẫm xem bạn đang dành bao nhiêu thời gian trong ngày để sử dụng các app sáng tạo, tìm kiếm và tiếp nhận thông tin?

Việc thiết lập và thực hiện content strategy (chiến lược nội dung) giúp nội dung của bạn dễ dàng nổi bật giữa đám đông hơn, và từ đó tiếp cận được nhiều khán giả hơn. Bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình và hưởng lợi từ điều này. Vậy thì ai mới cần có một content strategy?

Tất cả mọi người đều cần có một content strategy cho riêng mình

Thật đấy! Nếu bạn không có một content strategy riêng cho bản thân, nội dung của bạn sẽ dễ bị lọt thỏm giữa hàng triệu thông tin khác, và hình ảnh của bạn sẽ trở nên nhạt nhoà, dễ quên lãng. Tiếp tục đọc và PostLab chắc chắn rằng bạn sẽ nằm trong danh sách những người cần lập content strategy bên dưới.


Vậy ai cần content strategy?

Nếu bạn đang cần định hình thương hiệu cho cá nhân

Tập này thật ra rất lớn. Bạn có thể nghĩ rằng mình không cần có thương hiệu riêng, nhưng thật ra là có đấy. Bạn đã nghe đến personal branding chưa? Nếu bạn là ...

  • Sinh viên mới ra trường. Khi mới ra trường, kinh nghiệm của bạn không thể "đọ" với những đàn anh lão luyện được. Bạn chỉ có thể cố gắng thể hiện sự nhiệt huyết, hiểu biết, kỹ năng phân tích của mình một cách tốt nhất cho các nhà tuyển dụng. Ba chủ đề trên cũng có thể là 3 content pillar mà bạn có thể bắt đầu với content strategy của mình đó!
  • Chuyên viên trong ngành, bất kể là ngành gì. Bạn cần xây dựng uy tín, thể hiện chuyên môn, sự hiểu biết trong ngành của mình cho đối tượng nhà tuyển dụng tương lai. Đã qua thời mà nhà tuyển dụng chỉ đọc mỗi CV hay Resume của bạn rồi. Hãy lập một content strategy để thể hiện quy trình làm việc, kỹ năng phân tích sâu - rộng, và chia sẻ nhiều hơn về những dự án bạn đã làm trước đây.
  • Người trẻ năng động muốn xây dựng tầm ảnh hưởng của mình (influencers, hoặc content creators).

Nếu bạn đang cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Chiến lược xây dựng thương hiệu

Sản phẩm tiêu dùng

Đúng là bạn cũng có thể sử dụng mạng xã hội chỉ để bán hàng. Tuy nhiên, nếu đối tượng khách hàng bạn nhắm đến là những bạn trẻ, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu (branding image) cũng cực kỳ quan trọng. Để làm được chuyện đó, bạn cần có một content strategy và thực hiện chiến lược đó bài bản.

Sản phẩm dịch vụ

Nhà hàng, cà phê, khách sạn, du lịch, spa, thẩm mỹ viện, y tế, ... đều là những dịch vụ hưởng lợi từ việc có một content strategy tốt. Bạn không những quảng bá về dịch vụ của mình thông qua chiến lược nội dung hoàn chỉnh, mà bạn còn có thể gây dựng sự tin tưởng ở khách hàng tiềm năng.

Sản phẩm công nghệ

Đúng vậy! Phần mềm của bạn cũng là một sản phẩm cần được quảng bá. Xây dựng thương hiệu cho phần mềm trên social media sẽ giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng, và chuyển đổi họ thành khách hàng trả tiền. Bằng cách nào ư? Bạn có thể tham khảo thêm danh sách những content pillar cho các công ty bán sản phẩm công nghệ.

Sản phẩm thông tin

Sách, khoá học trực tuyến, hoặc ngay cả subscription đều là sản phẩm thông tin bạn nên quảng bá trên mạng xã hội. Khi có một content strategy thích hợp để marketing những sản phẩm này, bạn sẽ có thể nắm bắt được một lượng khách hàng lớn.

Nếu bạn cần quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp

Để thu hút khách hàng tiềm năng

Không phải chỉ những doanh nghiệp B2C (bán trực tiếp cho người tiêu dùng) mới cần quảng bá thương hiệu. Ngay cả những doanh nghiệp B2B (bán sản phẩm cho những doanh nghiệp lớn khác) cũng cần có một content strategy hiệu quả để truyền tải thông điệp của mình.

Để thu hút nhà đầu tư

Hãy xem content strategy trên mạng xã hội của bạn như một cách để thu hút, thuyết phục những nhà đầu tư tương lai cho thương hiệu của bạn. Điểm mạnh của nó? Bạn có thể truyền tải được nhiều thông tin hơn và thường xuyên cập nhật những thông tin mới về doanh nghiệp của bạn.

Để thu hút nhân tài

Sử dụng content strategy để thu hút người tài

Tất cả các doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng. Ngày nay, khi có càng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau, các nhân tài cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Do đó, hãy tận dụng social media và xây dựng một content strategy hiệu quả để thu hút, thuyết phục người giỏi về công ty của bạn.

Những nền tảng chính cho thị trường Việt Nam

Có rất nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau trên thế giới như Facebook, Twitter, Pinterest, Tiktok, v.v nhưng không phải nền tảng nào cũng có một lượng người dùng Việt đông hoặc có khả năng chuyển đổi thành khách hàng cho bạn. Do đó, bạn không cần phải xây dựng quá nhiều page khác nhau mà chỉ cần tập trung vào những nền tảng và loại tài khoản sau.

Facebook Business Page (Trang kinh doanh)

Đây có lẽ là loại tài khoản phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam và cũng là sự lựa chọn đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi họ cần xây dựng thương hiệu và tiếp thị trên mạng xã hội. Với hơn 77 triệu người dùng tại Việt Nam, Facebook là nền tảng mạnh mẽ nhất để bạn bắt đầu. Việc quản lý trang kinh doanh Facebook cũng trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các công cụ quản lý page (chúng mình sẽ nói thêm ở bên dưới), sau khi bạn đã xác định một chiến lược quản lý rõ ràng

Ai cần xây dựng Facebook Business Page?

Bất kì ai muốn xây dựng một thương hiệu, và quảng bá thương hiệu đó đến nhiều người. Đừng nghĩ bạn chỉ cần một Facebook Business Page khi bạn cần bán một thứ gì đó (sản phẩm, dịch vụ). Bạn có thể cũng cần quản lý page nếu như bạn cần xây dựng hình ảnh cho bản thân (chuyên gia trong lĩnh vực chẳng hạn), từ đó tạo sự tin tưởng lan rộng trong cộng đồng.

Instagram Business/Creator account (tài khoản kinh doanh hoặc cho người sáng tạo)

So với trên thế giới, người dùng Instagram ở Việt Nam “khiêm tốn” hơn, dẫn tới hành vi sử dụng và mua sắm cũng có vài điểm khác biệt. Tuy chỉ có 10 triệu người dùng, đa số người dùng tham gia Instagram lại là nữ ở độ tuổi 18-24. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hoặc giải pháp cho đối tượng này, bạn gần như bắt buộc phải có một Instagram Business account. Instagram cũng là một nền tảng đa phương tiện phù hợp cho những content hình ảnh, video ngắn, video dài.

Ai cần quản lý Instagram Business Account?

Một số lĩnh vực như kinh doanh quần áo, mỹ phẩm, dụng cụ văn phòng phẩm (stationery), ngành F&B (Food and Beverage), du lịch, v.v. Một xu hướng mới nhưng cũng rất mạnh mẽ đó là việc các bạn Influencer, và thậm chí là Content Creator cũng tham gia quản lý page Instagram để xây dựng lượng khán giả cho riêng mình.

LinkedIn Company Page (Trang công ty)

Trang công ty của LinkedIn

Đúng vậy, ngay cả công ty bạn cũng cần có một trang mạng xã hội riêng. Điều này càng đúng khi công ty bạn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên văn phòng (tài chính, kế toán, công nghệ, v.v) ở các thành phố lớn. Với hơn 4 triệu người sử dụng ở Việt Nam, một khi bạn quản lý page hiệu quả, bạn sẽ không gặp quá nhiều sự cạnh tranh.

Ai cần LinkedIn Company Page?

Điều hiển nhiên là những công ty nên xây dựng một Company Page cho mình. Khi bạn phát triển Employer Branding, bạn không những thú hút nhân tài cho nhu cầu tuyển dụng, mà bạn cũng đang giúp khách hàng tin tưởng vào thương hiệu và giải phát của bạn hơn. Ở những trang này, những nội dung nên xoay quanh công ty, giá trị, sản phẩm, và con người. Bạn có thể tham khảo thêm cách quản lý page bên dưới để áp dụng cho LinkedIn Company Page nhé.

LinkedIn Personal Profile (Trang cá nhân)

Đọc đến đây hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên. Ngay cả trang cá nhân LinkedIn mà cũng cần phải có chiến lược quản lý hiệu quả ư? Đúng vậy! Các bạn làm tuyển dụng (recruiter hoặc talent acquisition) đã tận dụng chính trang cá nhân của họ để hỗ trợ cho công việc từ lâu. LinkedIn Personal Profile còn là một công cụ rất hữu ích nếu mục tiêu của bạn là xây dựng hình ảnh chuyên gia trong lĩnh vực. Khi có một chiến lược quản lý page hiệu quả, việc xây dựng niềm tin trong mắt khán giả cũng trở nên dễ dàng hơn. LinkedIn là một nền tảng phù hợp cho những loại content như hình ảnh, file thông tin (documents), bài báo (articles).

Ai cần có chiến lược quản lý trang cá nhân LinkedIn?

Nếu như bạn làm trong lĩnh vực tuyển dụng, nhân sự, hoặc bạn đang muốn xây dựng vị thế trong lĩnh vực, hoặc ngay cả khi bạn có sản phẩm thích hợp cho những người sử dụng LinkedIn.

Tiktok

Không thể không nói đến Tiktok, đặc biệt là khi khán giả của bạn thuộc thế hệ Gen-Z (điều đó không có nghĩa là thế hệ 8x và 9x không sử dụng Tiktok nhé). Là một nền tảng chỉ tập trung vào những video ngắn, Tiktok phù hợp cho những bạn Influencer và Content Creator. Thậm chí, nếu bạn sáng tạo, Tiktok cũng là một nền tảng rất mạnh mẽ cho các thương hiệu cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thế hệ Gen-Z. Vì vậy, đừng bỏ qua nó!

Youtube

Một nền tảng có phần "lão làng" hơn, nhưng cũng không kém quan trọng. Youtube là một kênh rất phù hợp nếu content chủ đạo của bạn là những video dài. Chỉ có một lưu ý nhỏ, bạn không nên xây dựng Youtube như một kênh content duy nhất mà nên kết hợp với các nền tảng khác như Facebook, Instagram... để có thể tiếp cận được nhiều người nhất.

Các bước bắt đầu lập content strategy

Sau khi đã xác định bạn nên tham gia nền tảng nào cho nhu cầu và mục tiêu phát triển của mình, thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là lên chiến lược để quản lý page thật hiệu quả. Để quản lý page một cách hiệu quả và tiết kiệm nhiều thời gian nhất, bạn bắt buộc phải làm 3 bước sau:

  1. Xác định đối tượng bạn muốn truyền tải thông tin
  2. Lập kế hoạch
  3. Theo dõi đánh giá

Bạn có thể đọc bài viết này để hiểu rõ chi tiết những bước bạn cần làm là gì.

Content strategy là gì?
Content strategy là quá trình chuyển đổi các mục tiêu kinh doanh thành một kế hoạch, sử dụng content làm phương tiện để đạt được mục tiêu đó.

Công cụ thực hiện content strategy

Có rất nhiều công cụ, cả thủ công và cả phần mềm tự động (không phải spam nhé) để hỗ trợ bạn thực hiện content strategy của mình. Để làm một cách thủ công, bạn có thể đơn giản sử dụng giấy bút, một cuốn sổ lịch. Tuy nhiên, những phần mềm có chức năng lên kế hoạch cho chiến lược, đăng bài tự động và quản lý bài viết tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Điều đó tốt hơn phải không? Chúng mình đã viết một bài để so sánh 5 phần mềm với nhau dựa trên 3 tiêu chí: Tiết kiệm thời gian, Giá tiền, và Độ dễ sử dụng cho bạn tham khảo.

So sánh 5 phần mềm quản lý social media
Dựa trên các tiêu chí tiết kiệm thời gian, giá tiền, và độ dễ sử dụng.

Nhưng bắt đầu sử dụng một công cụ mới tốn quá nhiều thời gian?

Đúng vậy. Khi bắt đầu sử dụng một phần mềm quản lý mới, bạn thường phải tốn không ít thời gian cho việc cài đặt ban đầu, viết những bài viết đầu tiên (và con số này khá nhiều), và lên kế hoạch trước ít nhất cho 3-4 tuần để bắt đầu thấy được giá trị và hiệu quả của công cụ đó. Đặc biệt nếu công việc chính của bạn không phải là sáng tạo content chuyên nghiệp, điều này thật sự là một khó khăn lớn.

Chính vì hiểu rào cản rất lớn này, PostLab giúp bạn nhìn thấy lợi ích chỉ trong vòng 5 phút sử dụng đầu tiên. Bạn có tin không? Và một trong những công cụ chính giúp PostLab có thể làm được việc này đó là PostLab Import.

PostLab Import: Tận dụng những tài sản quý báu của bạn
Đối với bất kì một doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào, việc xây dựng các trang mạng xã hội để kết nối với người dùng luôn là một điều quan trọng. Vì vậy, có thể nói những tài khoản mạng xã hội, nhất là những tài khoản đã được phát

Không cần quá phức tạp để bắt đầu lập một content strategy và thực hiện chiến lược đó. Điều quan trọng nhất vẫn là việc bạn nên lập một kế hoạch ban đầu và thực hiện nó. Như Fitzhugh Dodson đã nói

“Không có mục tiêu cho việc bạn đang làm, và kế hoạch để đạt được chúng, bạn giống như một con tàu đã ra khơi mà không có đích đến.”